Tai nạn điện trong sản xuất và các biện pháp phòng ngừa

Điện là nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho các thiết bị, máy móc hoạt động nhằm phục vụ sinh hoạt trong đời sống của chúng ta hàng ngày. Xã hội sẽ không thể phát triển nếu thiếu điện, bởi vậy mà việc đảm bảo được điện trong các hoạt động sản xuất là vô cùng quan trọng.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, số vụ tai nạn do điện hằng năm là khoảng 400-550 vụ, trong đó 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện. Vậy nên đảm bảo an toàn điện là vấn đề hết sức cấp bách và cần phải có những biện pháp phòng ngừa để có thể chủ động phòng tránh.

1. Tai nạn điện là gì?

Tai nạn điện giật là những tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện làm tử vong hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người. Các dạng tai nạn điện thường gặp:

– Do vi phạm khoảng cách an toàn với phần đang mang điện

– Do chạm trực tiếp vào vật đang mang điện

– Do chạm gián tiếp (qua vật trung gian) với vật đang mang điện

– Do điện áp bức

– Do bị sét đánh

2. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong sản xuất:

– Do bất cẩn: Người lao động khi không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện, không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện được thao tác sẽ dẫn đến việc xảy ra tai nạn. Điều nguy hiểm hơn cả là sự ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.

– Do sự thiếu hiểu biết của người lao động:

  • Chưa được tuyên truyền, huyến luyện kỹ càng về an toàn điện
  • Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong không gian ẩm ướt, nhiều bụi

– Do môi trường làm việc không an toàn: Môi trường làm việc nhiều bụi và ẩm ướt dễ phát sinh các tai nạn điện nếu không chú ý.

– Do sử dụng thiết bị điện không an toàn:

  • Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ, ELCB hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
  • Sử dụng thiết bị điện không phù hợp với điều kiện sản xuất và điện áp định mức của nơi làm việc
  • Hệ thống điện và các hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động thiếu đồng bộ

3. Các biện pháp để phòng tai nạn điện trong sản xuất

– Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở vỏ bọc cách điện.

– Tiến hành kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW (>1KV/1V) và nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị định kỳ hàng năm

– Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện,…); sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện,…

– Giữ khoảng cách an toàn: 2- 15kv: 0,7m; 15- 35 kv: 1.1m; 35- 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330- 550kv: 5m.

– Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị

– Sử dụng các dụng cụ an toàn điện

– Các dụng cụ an toàn: kính, găng tay vải, mặt nạ, dây đai an toàn,…

– Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân

Sử dụng phù hợp các thiết bị bảo vệ để đảm bảo an toàn.

– Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng, do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật

– Không được sử dụng quá mức điện áp cho phép của dụng cụ

– Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt

Bảo quản thiết bị điện khô ráo

– Sử dụng thiết bị cảnh báo và bảo vệ hệ thống điện cũng như sự an toàn của những người thân trong gia đình: Thiết bị chống sốc điện AB Safety tích hợp 6 tính năng trong 1 thiết bị (bảo vệ quá áp, thấp áp, quá tải, quá nhiệt, rò rỉ, mất pha, mất trung tính, chống sốc điện khi ngâm trong nước)

Thiết bị chống sốc điện AB Safety tích hợp 6 trong 1

Thông qua bài viết, AB Safety hy vọng mọi người sẽ biết thêm về nguyên nhân và cách phòng tránh các tai nạn điện trong sản xuất để bản thân luôn được an toàn nhé. Lựa chọn AB Safety là lựa chọn sự bảo vệ tuyệt đối!