17 Biện pháp an toàn khi sử dụng điện mà bạn cần lưu ý

Thời gian vừa qua trên địa bàn cả nước đã có một số tỉnh, thành phố xảy ra các vụ hỏa hoạn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người và tài sản. Phần lớn trong các nguyên nhân của các vụ hỏa hoạn là do hệ thống điện của khách hàng sử dụng điện (dây sau công tơ đến hộ gia đình) bị sự cố chập điện dẫn đến hỏa hoạn. Hiện nay đang trong thời gian nắng nóng với nhiệt độ môi trường tăng, không khí khô, nóng, nhân dân có nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vì vậy nếu hệ thống điện không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, quá tải đường dây rất có thể gây sự cố chập cháy tại điểm xung yếu. Hàng năm cả nước xảy ra khoảng 400 – 500 vụ tai nạn điện, làm tử vong 350 – 400 người và làm bị thương hàng trăm người khác. Trong đó, 70% vụ tai nạn xuất phát từ việc mất an toàn trong quá trình sử dụng điện gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc các vi phạm khác.

Vì vậy, đảm bảo an toàn điện trong quá trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Nhân dân trên địa bàn xã hãy tìm hiểu 17 biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong bài viết dưới đây!

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý thực hiện

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý thực hiện

1. Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện theo đúng cách

Một trong những quy tắc an toàn điện đầu tiên bạn nên tuân theo là chú ý đến việc lắp đặt đúng mạch điện của các thiết bị gia dụng. Trong quá trình lắp đặt cần lắp cầu dao hoặc aptomat ở cuối đường điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng.

Ngoài ra, trước các ổ cắm điện cũng cần lắp đặt cầu chì để cắt dòng điện khi xảy ra đoản mạch, quá tải, tránh chập cháy điện. Các thiết bị bảo vệ chuyển mạch nên được lắp đặt trên dây pha, tốt hơn là lắp đặt dây pha và dây trung tính cùng một lúc.

Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện theo đúng yêu cầu

Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện theo đúng cách

2. Sử dụng các thiết bị đóng ngắt điện phù hợp

Cần lựa chọn các thiết bị đóng cắt bảo vệ phù hợp với công suất sử dụng và có nắp đậy che kín phần mang điện. Đồng thời, nên lắp thêm thiết bị chống rò điện để tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là trong những vùng có ngập nước.

Sử dụng các thiết bị đóng ngắt điện đúng cách

Sử dụng thiết bị đóng ngắt điện có nắp đậy

3. Chọn vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình, vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm nên đặt trên cao, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. Đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc ở khu vực hay bị ngập úng, cần lưu ý kê cao hơn nền và nền nhà ít nhất 1,4m.

Lựa chọn vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn

Lựa chọn vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn

4. Giữ khoảng cách với nguồn điện gia đình

Tránh chạm vào những nơi có điện trong nhà như ổ cắm điện, cầu chì, cầu dao không có nắp đậy, dây điện trần và chỗ nối dây để tránh nguy cơ điện giật. Khi dùng các dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan, v.v., buộc phải sử dụng các dụng cụ an toàn khi sử dụng điện đeo găng tay cách điện hạ thế để tránh bị điện giật trong trường hợp dụng cụ bị rò rỉ điện.

Đảm bảo an toàn với nguồn điện trong gia đình

Giữ khoảng cách với nguồn điện trong gia đình

5. Tránh xa khu vực có điện thế cao

Giữ khoảng cách xa và an toàn để tránh tiếp xúc với điện thế cao, gây nguy hiểm và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tại những nơi có điện thế cao nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng rào để ngăn chặn việc tiếp xúc vô ý.

Tránh xa khu vực có điện thế nguy hiểm

Tránh xa khu vực có điện thế nguy hiểm

6. Không sử dụng điện thoại khi đang sạc

Không nên sử dụng điện thoại trong quá trình sạc, và cần rút sạc sau khi đã sạc đầy để tránh nguy cơ cháy nổ. Điều này càng quan trọng đối với các gia đình có trẻ nhỏ, để tránh nguy hiểm khi trẻ vô tình chạm vào.

Không sử dụng thiết bị điện khi đang sạc00

Không sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

7. Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt

Đặt dây điện trong nhà trong ống cách điện và sử dụng loại dây có vỏ bọc cách điện. Chọn dây điện có tiết diện đủ lớn để tránh quá tải và nguy cơ chập cháy.

Hãy chọn thiết bị điện, dụng cụ bảo vệ an toàn điện chất lượng từ các nhà sản xuất đáng tin cậy. Tránh sử dụng thiết bị, dây điện hoặc đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém, vì chúng có thể gây nguy hiểm và gây cháy nổ.

Chọn dây dẫn và thiết bị điện từ các thương hiệu uy tín

Chọn dây dẫn và thiết bị điện từ các thương hiệu uy tín

8. Kiểm tra hệ thống đường điện

Kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng ngắt và bảo vệ điện như cầu chì, cầu dao, ổ cắm, công tắc và các thiết bị an toàn khi sử dụng điện trong nhà. Ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để tránh cháy nổ và chập điện.

Thay thế hoặc sửa chữa dây dẫn điện, cách điện bị hỏng và thiết bị, đồ dùng điện bị hư hỏng trước khi tiếp tục sử dụng. Cần tuân theo các biện pháp an toàn nếu bạn tự sửa chữa hoặc có thể thuê những thợ sửa chữa điện chuyên nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường điện

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường điện

9. Bảo hành các thiết bị điện định kỳ

Chuyên gia đã khuyến cáo các thiết bị điện tử gia dụng nên được bảo hành, bảo trì từ 6 tháng đến một năm. Bảo hành đúng khuyến cáo nhằm giúp các động cơ thiết bị được hoạt động bền bỉ hơn, tăng thêm hiệu suất và tiết kiệm điện. Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc lắp ráp sơ sài sẽ rất nguy hiểm.

Nếu bạn không chắc chắn về độ an toàn an toàn khi sử dụng điện của các thiết bị gia dụng hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ, không được tự ý sửa chữa mà hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa chữa điện chuyên nghiệp.

Bảo hành thiết bị điện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Bảo hành thiết bị điện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

10. Trang bị bảo hộ đầy đủ

Khi làm việc với các thiết bị điện, đặc biệt là khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín, hãy đảm bảo một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện, sử dụng đầy đủ các công cụ và phương tiện bảo vệ cá nhân. Ít nhất cần có 2 người làm cùng nhau, trong đó 1 người làm việc và 1 người theo dõi, kiểm tra và chỉ huy công việc.

Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi cần sửa chữa điện

Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi cần sửa chữa điện

11. Kỹ thuật viên có được đào tạo bài bản

Nhân viên kỹ thuật điện cần nắm vững kiến thức về điện năng, một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện hoạt động của các thiết bị và sơ đồ điện. Ngoài ra, họ phải được đào tạo bài bản về cách xử lý tình huống khi gặp các rủi ro. Học cách sơ cứu khi gặp người bị tai nạn điện như xác định rõ vị trí và bộ phận có thể gây nguy hiểm khi bị giật điện.

Nhân viên kỹ thuật điện có chuyên môn và được đào tạo bài bản

Nhân viên kỹ thuật điện có chuyên môn và được đào tạo bài bản

12. Kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn điện

Doanh nghiệp phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc vận hành theo đúng nội quy an toàn điện. Các bộ phận, thiết bị của mạng điện cần được bảo vệ cẩn thận, che chắn kỹ càng để tránh xảy ra các nguy hiểm, rủi ro khi tiếp xúc.

Kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn điện

Kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn điện

13. Không tự ý lắp đặt gần khu vực công trình lưới điện

Bạn tránh đào đất gần cột điện gây ra việc sụt cột và gây lún. Không nên đắp đất lên cao để không làm giảm khoảng cách an toàn từ dây điện đến mặt đất.

Nghiêm cấm lắp đặt các vật dụng như tăng-ten, dây phơi, giáo, biển quảng cáo tại các vị trí có thể lọt vào công trình lưới điện. Đồng thời, nghiêm cấm ném, bắn hoặc quăng bất kỳ vật gì lên đường dây điện hoặc vào công trình điện.

Không tự ý lắp đặt ở khu vực công trình lưới điện

Không tự ý lắp đặt biển quảng cáo gần khu vực công trình lưới điện

14. Ngắt nguồn điện khi thời tiết xấu

Nguồn điện cần được bảo vệ cẩn thận khi gặp thời tiết xấu, ngập nước, mưa to, sấm sét,.. Bạn nên tháo anten ra khỏi tivi để tránh sét đánh lan truyền, rút các phích cắm các thiết bị: máy tính, tivi,…

Trong trường hợp lũ lụt, mưa to, bão lớn làm tốc mái, tường,.. thì việc bạn cần làm chính là ngắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn cho mọi người. Lưu ý bạn cần đi ủng để cách nhiệt khi tiến hành đóng mở cầu dao và tay đang ướt, nhiều mồ hôi cũng không được đóng mở cầu dao.

Ngắt nguồn điện tránh sự cố khi thời tiết xấu, ngập nước, mưa to, sấm sét

Ngắt nguồn điện tránh sự cố khi thời tiết xấu, ngập nước, mưa to, sấm sét

15. Để thiết bị điện xa các vật dễ gây cháy nổ

Không nên để các thiết bị điện gần các vật dễ gây cháy nổ. Do cấu tạo nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện sẽ tỏa nhiệt, một số có khả năng tỏa nhiệt lớn khi có dòng điện chạy qua. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho mọi người bạn nên để các thiết bị điện tránh xa các vật dễ gây cháy nổ.

Đây là một trong các mối nguy hiểm về điện rất nghiêm trọng, nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra và gây thiệt hại rất lớn về cả tài sản và tính mạng.

Không để thiết bị điện gần các vật dễ gây cháy nổ

Không để thiết bị điện gần các vật dễ gây cháy nổ

16. Nối đất cho các thiết bị điện có vỏ kim loại

Cần nối đất vỏ kim loại của các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, bếp điện, máy giặt, v.v. để đề phòng chập điện.

17. Không tự ý sửa chữa nếu không hiểu rõ về điện

Không tự ý sửa chữa, bảo dưỡng đồ điện gia dụng nếu không có kiến ​​thức, không chắc chắn về độ an toàn, không có trang bị bảo hộ, dụng cụ bảo hộ. Tốt nhất bạn nên liên hệ những địa chỉ sửa chữa điện nước tại nhà uy tín, đáng tin cậy.

Không tự ý sửa chửa nếu không hiểu rõ về các vấn đề điện

Không tự ý sửa chửa nếu không hiểu rõ về các vấn đề điện

Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai nạn điện

  • Quên tắt nguồn điện khi sửa chữa điện.
  • Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện.
  • Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ, hỗ trợ khi tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị mang điện.
  • Chạm trực tiếp vào ổ cắm điện, dây trần hoặc dây dẫn điện hở.
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt máy cắt có tải lớn hoặc ngắn mạch.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn đến trạm biến áp và lưới điện cao áp. Đối với điện cao thế hay đường dây điện cao thế, điện sẽ phóng vào không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn chạy qua cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  • Một nguyên nhân gây ra tai nạn điện hiếm gặp là do tiếp xúc với đồ đã tách nguồn điện nhưng vẫn đang tích điện.

Trích: tucuong.tienlang.haiphong.gov.vn

Xem bài viết gốc

Bình Luận

  1. Pingback: Tập trung phòng ngừa chập cháy tại các nhà trọ cũ và chung cư mini sau mưa bão - AB Group

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

>