Dịp đầu năm 2024, cũng là thời điểm Tết Nguyên Đán kề cận, thời gian này các cơ sở, hộ kinh doanh thường tích trữ lượng lớn hàng hóa, các thiết bị điện cũng hoạt động hết công suất. Chính vì vậy chỉ cần một sự cố điện nhỏ cũng dễ gây bùng phát cháy nổ nhanh chóng và gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng về cả người và tài sản.
Tình trạng cháy nổ đáng báo động
Mới đây nhất vào sáng ngày 15/01/2024, khoảng 4h40, ngôi nhà ba tầng ở số 4 phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm bốc cháy. Do nhà khá chật, chỉ khoảng 20 m2, chỉ có một mặt tiền, tầng 1 có cửa cuốn, tầng 2 và 3 đều rào kín phía trước nên lửa bốc rất mạnh, kèm theo nhiều tiếng nổ. Đến 5h07, đám cháy được khống chế. Lính cứu hỏa tiếp cận, phát hiện 4 người tử vong do ngạt khói.
Căn nhà nơi xảy ra vụ cháy làm 4 người chết ở Phố Hàng Lược, Hà Nội ( Theo Vn Express)
Trước đó một ngày, vào 16h ngày 14/1/2024 trong một căn nhà ba tầng tại hẻm 59 Đỗ Tấn Phong (quận Phú Nhuận, TP. HCM), một đám cháy dữ dội bùng lên. Một số người dân chạy đến dập lửa nhưng không thành. Tuy nhiên, họ đã giúp đưa được hai người ra ngoài nên không gây thiệt hại về người. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chập điện máy giặc dẫn đến cháy nổ.
Hình ảnh ghi lại tại vụ cháy nhà ba tầng quận Phú Nhuận ( Théo VN Exprees)
Gần 2h30 ngày 10/1, khói lửa phát ra từ tầng trệt của ngôi nhà hai lầu, một trệt nằm trong hẻm đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành. Lúc này, bên trong có 4 người gồm hai vợ chồng, một trẻ em và một phụ nữ lớn tuổi, đang ngủ ở các tầng. Đến hơn 3h, hoả hoạn được dập tắt. Khi phá cửa phòng ngủ ở lầu một, cảnh sát phát hiện người chồng 32 tuổi tử vong do ngạt khói. Nhiều đồ đạc bị thiêu rụi, các bức tường ám khói đen. Sức nóng làm vỡ cửa kính.
Căn nhà nơi xảy ra vụ cháy tại đường Lê Văn Khương, Quận 12, TP. HCM ( Theo báo Tuổi Trẻ )
Rạng sáng 9/1 Gần 2h, phòng trọ rộng khoảng 20 m2 ở phường Tân An, Gia Lai bất ngờ bốc cháy. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực An Khê được điều đến hiện trường. Do cửa cuốn phòng trọ bị khóa, cảnh sát phải phá cửa để dập lửa. Sau khi vào bên trong, lực lượng chức năng phát hiện 3 nạn nhân tử vong ở nhà vệ sinh
Dãy trọ nơi xảy ra vụ cháy khiến 3 người thiệt mạng
Điểm chung của các vụ cháy
Nguyên nhân gây cháy
Điểm chung của các vụ cháy này đều xuất phát từ các sự cố điện, nhất là chập điện, từ đó các tia lửa điện bắn ra bắt vào các vật liệu gây cháy gần đó khiến ngọn lửa lan rộng nhanh chóng. Phần lớn các vụ cháy xuất hiện đều do tính chủ quan, không lắp đặt các thiết bị bảo vệ, cảnh báo cũng như các trang thiết bị PCCC để xử lí khi có sự cố phát sinh từ đó dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về người và tài sản.
Các biện pháp phòng tránh cháy nổ do điện
Để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro cháy nổ do điện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng chống sau đây:
Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống điện:
Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và sửa chữa sớm mọi vấn đề trong hệ thống điện. Bảo dưỡng các thiết bị điện và các thành phần của hệ thống để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
Sử dụng thiết bị an toàn điện
Mua và sử dụng thiết bị điện có chứng chỉ an toàn. Có tích hợp các tính năng bảo vệ giúp ngăn chặn, cảnh báo các sự cố. Hiện tại trên thị trường an toàn điện, sản phẩm đang được đánh giá cao với công nghệ an toàn nhất có thể kể đến THIẾT BỊ GIẢM THIỂU HỒ QUANG 3 PHA , cho phép xử lý hoàn toàn các nguy cơ cháy nổ do điện. Khi có sự cố xảy ra, thiết bị sẽ can thiệp dập tia hồ quang ngay lập tức với tốc độ xử lý chỉ trong 0,00015s. Ngoài ra thiết bị còn tích hợp thêm nhiều tính năng như: Bảo vệ quá tải, quá nhiệt, bảo vệ rò rỉ,…
Ngắt kết nối thiết bị khi không sử dụng:
Ngắt kết nối nguồn điện cho các thiết bị khi chúng không được sử dụng, đặc biệt là khi bạn rời khỏi nhà.
Kiểm tra dây điện và ổ cắm:
Kiểm tra thường xuyên tình trạng của dây điện, ổ cắm và các bộ chia điện. Không sử dụng dây kéo dài khi không cần thiết và tránh quấn nhiều dây điện quá gần nhau.
Lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy:
Lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy phù hợp để phát hiện sớm các dấu hiệu của cháy nổ.
Giữ cho khu vực làm việc sạch sẽ:
Loại bỏ rác và vật dụng cháy nổ khỏi khu vực làm việc với thiết bị điện.
Đào tạo nhân viên về an toàn điện:
Đào tạo nhân viên về cách sử dụng thiết bị điện đúng cách và cách đối phó với tình huống khẩn cấp.
Nhớ rằng an toàn điện là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Cần thực hiện những biện pháp này không chỉ để bảo vệ bản thân mình mà còn để đảm bảo an toàn cho cộng đồng xung quanh.
Trang bị các phương tiện PCCC để kịp thời xử lí khi có sự cố:
Trang bị các phương tiện PCCC như Bình cứu hỏa, búa thoát hiểm, thang dây,… Giúp xử lí tình huống nhanh nhất có thể khi có sự cố xảy ra. Việc xử lí nhanh chóng đám cháy khi nó vừa bùng phát là cực kì quan trọng, Tránh qua “thời điểm vàng”, lúc này thì đám cháy đã bùng phát mạnh và cực kì khó để khống chế.